Hiện nay văn hóa của các nước Phương Tây đã du nhập rất nhiều vào Việt Nam. Đa số những giới trẻ hiện nay đều có xu hướng chạy theo những phong cách mới mẻ hiện đại của những nền văn hóa Châu Âu. Tuy nhiên dù có thay đổi và lựa chọn những phong cách mới mẻ độc đáo của các nước khác thì các cô dâu chú rể vẫn không làm mất đi cái nét văn hóa truyền thống của con người Việt Nam. Những đôi uyên ương nào vẫn còn chưa rõ các bước trong nghi lễ cưới hỏi truyền thống thì các bạn hãy tham khảo bài viết này để có thêm những kinh nghiệm sắp xếp các công việc một cách chu đáo và phù hợp nhất cho đám cưới của mình.
1. Nghi lễ cưới hỏi- Xin dâu
Trong tất cả đám cưới nghi lễ xin dâu là một nghi lễ bắt buộc phải có. Nghi lễ này sẽ được diễn ra trước giờ đón dâu. Gia đình nhà trai sẽ chọn giờ tốt đi sang nhà gái và mang theo sinh lễ (thông thường mỗi nơi có một phong tục khác nhau, nhà trai nhà gái sẽ bàn bạc và thống nhất sính lễ với nhau) sang nhà gái để xin dâu. Những sính lễ nhà trai mang đến nhà gái sẽ được đặt ở bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên hiện nay để có thể tiết kiệm được thời gian và ngân sách thì nhiều đôi uyên ương đã gộp lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một. Khi kết thúc nghi lễ xin dâu thì nhà trai nhà gái sẽ cử một người đại diện gia đình của hai bên lên phát biểu và bày tỏ nguyện vọng của gia đình và nhắn nhủ đến cô dâu và chú rể.
2. Nghi lễ cưới hỏi – Ra mắt
Khi những lời phát biểu của hai bên gia đình kết thúc thì chú rể sẽ được lên phòng cô dâu và đón cô dâu xuống ra mắt họ hàng người thân. Đầu tiên cô dâu chú rể sẽ thắp hương ở bàn thờ gia tiên sau đó cả hai sẽ cùng nhau đi chào hỏi rót nước mời bố mẹ họ hàng và những người bạn bè của cả hai bên.
3. Nghi lễ thành hôn được diễn ra
Khi cô dâu được đón về nhà trai thì đó là thời điểm nghi lễ thành hôn được bắt đầu. Cô dâu và chú rể sẽ đi thắp hương ở bàn thờ gia tiên của nhà trai để hoàn thành thủ tục nhập dâu. Như vậy cô dâu đã được chính thức trở thành con cháu trong nhà của nhà trai. Sau đó cô dâu chú rể sẽ trở ra sân khấu và tiến hành những nghi lễ trong buổi tiệc như là cắt bánh cưới, rót rượu vang, và hai bên sẽ trao nhẫn cho nhau để thể hiện sự gắn bó chung thủy với nhau trọn đời. Sau đó là đại diện của gia đình hai bên sẽ lên gửi những lời nhắn nhủ với những mong muốn của mình dành cho cô dâu chú rể để họ có thêm những kỹ năng sống chung với nhau được hòa thuận và hạnh phúc. Tiếp đó là đến phần cô dâu chú rể đi mời nước họ hàng, bạn bè của mình để thể hiện sự cảm ơn đến khách mời khi họ đã dành thời gian đến để chung vui hạnh phúc cùng với cô dâu chú rể.
4. Một số những công việc khác
Trong chương trình lễ cưới hỏi cô dâu chú rể nên đan xen một số những tiết mục ca hát để tạo ra không khí vui nhộn gần gũi đối với các vị khách mời. Các bạn có thể mời một số những khách mời có năng khiếu nên tham gia góp vui cho lễ cưới hỏi thêm phần hấp dẫn hơn.
Khi bữa tiệc kết thúc thì các cặp đôi uyên ương hãy chú ý hãy gửi những lời cảm ơn đến các vị khách mời có mặt trong buổi tiệc và để thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa các vị khách mời thì cô dâu chú rể nên dành thời gian chụp ảnh cùng với khách mời thân thiết để ghi lại hình ảnh kỷ niệm trong ngày lễ trọng đại của mình.
Những bước trong nghi lễ cưới hỏi mà chúng tôi liệt kê trên đây các cô dâu chú rể hay tham khảo rồi cân nhắc sắp xếp sao cho phù hợp với ngày cưới của mình.